Silicon
Silicon là một hợp chất cao phân tử với thành phần chủ yếu là silicon kết hợp với oxygen, carbon và các gốc hữu cơ như ethyl, methyl, phenyl. Bằng cách biến đổi các kiểu liên kết cấu trúc phân tử trong thành phần cấu tạo về mặt hóa học, người ta tạo được các dạng tồn tại khác nhau của silicon như dạng lỏng (fluid), dạng gel, dạng dẻo, dạng rắn. Silicone dạng dẻo kiểu cao-su (Silastic) được sáng chế năm 1945.
Silicon dùng trong nâng mũi là silicon dạng dẻo và là một trong những chất độn cấy ghép đầu tiên và phổ biến nhất được dùng cho việc nâng mũi. Năm 1970, silicon dạng này đã lần đầu tiên được ứng dụng vào việc độn mũi tại Hàn Quốc.
Ưu điểm: Silicon dạng dẻo là chất liệu có nhiều ưu điểm như mềm mại, dai, chắc, dễ thao tác khi phẫu thuật, dễ đẽo gọt chỉnh sửa theo yêu cầu.
Dễ tạo hình theo hình dạng của cơ quan cần cấy ghép. Nhờ đó, silicon tạo điều kiện thuận lợi cho các bác sĩ khi tiến hành phẫu thuật, tạo ra chiếc mũi đẹp nhất có thể. Nếu chua hài lòng với kết quả sau khi nâng, có thể dễ dàng tháo ra và thực hiện lại một cách dễ dàng. Silicon không bị biến dạng hoặc bị hấp thụ vào mô sau khi phẫu thuật, giải quyết các vấn đề chỉnh sóng mũi và đầu mũi cùng lúc cho kết quả dài lâu. Trên thế giới hiện nay chưa từng có trường hợp gặp biến chứng với việc nâng mũi bằng chất liệu này. Có chăng chỉ là biến chứng từ kỹ thuật của người thực hiện hoặc các chất liệu làm giả.
Nhược điểm: Chuyên gia thẩm mỹ nhận định, khi sử dụng silicon một số ít trường hợp có thể gặp vùng da mũi mỏng đi và có thể nhìn thấy vết sưng hoặc bóng, đỏ ở đầu mũi.
Gore-tex
Gore-tex cũng là một trong những chất liệu độn được sử dụng phổ biến trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ, đặc biệt là trong các tiểu phẫu. Nó đã có lịch sử phát triển hơn 30 năm trong lĩnh vực này.
Gore-tex đã được sử dụng khoảng hơn 30 năm trong phẫu thuật thẩm mỹ việc tiểu phẫu. Gore-tex có kết cầu đơn giản hơn silicon nhưng về cơ bản, bản chất của loại vật liệu này cũng tương tự silicon.
Ưu điểm:Lợi thế của Gore-tex là khá mềm mại, dễ tạo hình và khi được phẫu thuật đùng kỹ thuật dễ mang lại kết quả đẹp tự nhiên, các đường nét mềm mại. Khi chuẩn bị tiến hành bất cứ phẫu thuật nào, bạn cũng nên lắng nghe các bác sĩ tư vấn về các chất liệu và đưa ra chọn lựa thích hợp nhất cho chính mình.
Nhược điểm:
– Chi phí cao hơn so với chất liệu khác
– Sau khi thực hiện cần nhiều thời gian để có thể ổn định
Khi thực hiện nâng mũi bằng Gore-tex, các bác sĩ thường tiến hành bọc sụn đầu mũi để nâng cao hiệu quả thẩm mỹ hơn.
Alloderm
Nhằm khắc phục các vấn đề về da đầu mũi mỏng có thể dẫn đến tình trạng đầu mũi trở nên bóng đỏ sau khi nâng, các chuyên gia thẩm mỹ và các nhà khoa học đã cùng nhau cho ra đời chất liệu độn dành riêng cho đầu mũi là Alloderm. Khi tiến hành nâng mũi, Alloderm được sử dụng bằng cách bọc vào sụn nhân tạo hoặc lót vào vùng da mỏng manh, đặc biệt là ở đầu mũi nhằm khắc phục triệt để tình trạng có thể xảy ra là bóng đỏ, thậm chí thủng đầu mũi nếu vật liệu quá cứng và kéo dài mũi quá nhiều. Ngoài ra, với đặc điểm là mềm mại, dẻo dai, chất liệu Alloderm khi được bọc vào đầu mũi sẽ tạo cảm giác tự nhiên, hài hòa hơn với khuôn mặt.
Trên đây là 4 loại chất liệu độn nhân tạo phổ biến hay được dùng trong phẫu thuật thẩm mỹ. Nếu bạn có gì thắc mắc vui lòng để lại bình luận hoặc liên hệ với Thẩm mỹ bác sĩ Hà Thanh theo thông tin sau:
Điện thoại: 0986.222.811 – 0986.222.911
Email: thammybacsihathanh@gmail.com
Fb: https://www.facebook.com/myvienhathanh/